Máy làm bánh mì loại nào tốt

Máy làm bánh mì loại nào tốt là chủ để bài viết ngày hôm nay. Vì đây là câu hỏi của rất rất nhiều người không chỉ của các bà nội trợ mà của cả những người thích ăn bánh mì mà không biết làm. Nào chúng ta cùng đi tìm câu trả lời.

Máy làm bánh mì là gì?

Máy làm bánh mì (tên tiếng anh là Bread Maker): Đúng như tên gọi của nó, đây là một thiết bị điện gia dụng có khả năng chế biến ra những mẫu bánh thơm ngon và hấp dẫn với cơ chế vận hành hoàn toàn tự động.

Các chị em nội trợ chỉ việc chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu làm bánh cần thiết như bột, trứng, sữa… sau đó cho vào máy sẽ và thiết lập các chế độ theo mong muốn thì chỉ sau khoảng 1-2 tiếng đồng hồ là đã cho ra thành phẩm.

Hướng dẫn chọn mua máy làm bánh mì loại nào tốt

1. Kiểu dáng nhỏ gọn, thiết kế tiện dụng

Yếu tố đầu tiên phải kể đến khi chọn mua máy làm bánh mì đến từ thiết kế của máy, một sản phẩm có màu sắc đẹp, bắt mắt và thiết kế nhỏ gọn vừa không chiếm nhiều không gian vừa góp phần làm nổi bật căn bếp của cả gia đình bạn.

Thông thường các máy làm bánh mì thường sử dụng tông màu trắng, một số ít là màu đen sáng bóng và sang trọng. Đảm bảo các bộ cấu thành nên máy như thân máy, ruột máy hay bảng điều khiển có thiết kế ăn khớp, chắc chắn với nhau nhưng vẫn có thể tháo lắp khi cần thiết.

Tuy vậy nếu máy mà bạn lựa chọn sở hữu kiểu dáng quá đẹp và thiết kế quá sang trọng thì thường sẽ có giá bán không hề rẻ, chẳng hạn như Panasonic PALN-SD-P104WRA hay Zojirushi BB-HAQ10…

2. Chất liệu cao cấp và lòng nồi chống dính

Về mặt chất liệu thì 2 bộ phận chính chúng ta cần để ý đến là vỏ máy và lòng nồi.

Với phần vỏ máy thì nên chọn những chất liệu bền bỉ, an toàn với sức khỏe và dễ vệ sinh, lau chùi mỗi khi chế biến xong. Có thể thấy hầu hết các máy làm bánh mì trên thị trường đều sử dụng chất liệu vỏ máy cao cấp như nhựa PP, inox hoặc thép không gỉ.

Với lòng nồi, đảm bảo chọn những máy có lòng nồi được phủ men chống dính cao cấp thường được sử dụng trong các sản phẩm chảo chống dính. Phần lưỡi đánh bột bánh phải cứng cáp, chịu được lực va đập.

3. Dung tích lòng nồi là bao nhiêu?

Để chọn dung tích máy làm bánh mì phù hợp thì nhất thiết bạn phải căn cứ vào số lượng thành viên trong gia đình mình cũng như nhu cầu sử dụng các loại bánh là thỉnh thoảng hay thường xuyên.

Ví dụ như máy làm bánh mì Tiross TS-821 có dung tích khoảng 2 lít sẽ có thể chế biến được tối đa gần 1kg bột bánh, tương ứng với nhu cầu sử dụng của gia đình 4 thành viên. Qua gợi ý này chắc chắn giúp bạn cân nhắc chọn được dung tích máy thích hợp nhất.

Theo chúng tôi thì một số máy có dung tích 3, 4 lít là quá thừa, vì đối với những mẫu bánh mì do chính tay mình làm ra tại nhà thì không ai trong chúng ta lại muốn dùng chất bảo quản như các cửa hàng bán bánh mì thường làm cả.

4. Máy làm bánh mì có công suất như thế nào?

Công suất hoạt động của máy sẽ quyết định thời gian để làm chín một mẻ bánh mì là nhanh hay chậm, công suất máy lớn có thể sẽ làm tiêu tốn điện năng tiêu thụ nhưng thật sự mà nói thì cũng không là bao.

Quan trọng là chất lượng bánh làm ra phải vàng, giòn đều và thơm ngon. Bạn có thể tận dụng lò nướng đa năng của gia đình để nướng bánh nhưng chắc chắn chất lượng bánh không thể bằng một chiếc máy làm bánh mì chuyên dụng được.

Theo như quan sát của chúng tôi thì các sản phẩm máy làm bánh mì gia đình có công suất hoạt động trong khoảng 350-700W được xem là thích hợp nhất, đảm bảo tốc độ chính nhanh nhưng vẫn tiêu tốn ít điện năng tiêu thụ.

5. Các chức năng, chế độ của máy

Hầu như các máy làm bánh mì đều được nhà sản xuất tích hợp khá nhiều chức năng, có thể dùng để chế biến các loại bánh như bánh mì cổ điển, bánh mì Pháp, bánh ngọt, làm bột, mứt, sandwich, hotdog… khá tiện dụng.

Còn nếu bạn muốn tận dụng để chế biến thêm một số loại bánh khác như bánh bao, bánh cuốn, bông lan, flan, pizza, hamburger, ốc quế, crepe thì nên cân nhắc chọn một chiếc lò nướng bánh đa năng với mức giá cao.

Với chế độ nướng, bạn có thể thiết lập chế độ nướng bánh từ vỏ mềm (màu vàng nhạt) cho đến vỏ giòn (màu vàng đậm) tùy thuộc vào sở thích của từng cá nhân. Một số dòng máy còn có thêm chức năng nướng siêu tốc chỉ trong 15-30 phút dành cho người bận rộn thì quá tuyệt vời.

6. Một số tiện ích phụ khác

Bên cạnh các chức năng cơ bản, các máy làm bánh mì được tích hợp chế độ hẹn giờ nướng bánh lên đến 12, 13 tiếng, bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu cần thiết từ đêm hôm trước và cho vào trong máy, sau đố thiết lập chế độ nướng thích hợp là ngay sáng hôm sau đã có ngay một mẻ bánh mì thành phẩm thơm phức cho cả gia đình.

Bảng điều khiển bằng màn hình LED hoặc LCD hiển thị các thông số cần thiết của thường sẽ được thiết kế ở mặt trước của thân máy giúp bạn dễ thao tác và kiểm soát quá trình nướng bánh.

Ở những dòng máy cao cấp như Panasonic còn có tính năng thông minh, đó là tự động ghi lại quá trình làm bánh trong thời gian khoảng 10 phút trước đó nếu không may xảy ra hiện tượng mất điện bất chợt và lưu lại vào bộ nhớ máy để sau khi có điện sẽ tiếp tục.

7. Máy làm bánh mì có giá bán bao nhiêu

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để có sự lựa chọn giá bán sao cho phù hợp, với chi phí khoảng 1,5 triệu đồng thì bạn cũng đã có thể sở hữu được một sản phẩm máy làm bánh mì có các chức năng cơ bản như Tiross TS821 hoặc Tiross TS822.

Ngược lại, nếu bạn muốn sở hữu những máy làm bánh có nhiều chức năng hiện đại và kiểu dáng, thiết kế sang trọng thì có thể bỏ ra một khoảng chi phí lớn tầm 4-5 triệu đồng để mua các máy cao cấp của những thương hiệu nổi tiếng như Panasonic hay Zojirushi. Quyết định cuối cùng là nằm ở bạn.

8. Mua máy làm bánh mì ở đâu uy tín

Tuy có nhiều địa chỉ mua máy làm bánh mì để bạn có thể lựa chọn nhưng chỉ nên đặt niềm tin vào những nơi uy tín và được nhiều người tin tưởng. Trong đó, Tiki, Shopee, Sendo là địa chỉ thích hợp để ban cân nhắc nếu muốn mua máy làm bánh mì.

9. Chế độ bảo hành và hậu đãi khi mua hàng

Cuối cùng là lưu ý đến vấn đề hậu đãi và thời gian bảo hành khi chọn máy làm bánh mì, bỏ qua những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ và thời gian bảo hành thấp dưới 6 tháng. Máy làm bánh mì trung bình thường có thời gian bảo hành tầm 12 tháng.

Máy làm bánh mì loại nào tốt

Để lựa chọn ra một sản phẩm tiêu biểu và phù hợp với tất cả người dùng là việc làm bất khả thi, vì vậy Kênh hướng dẫn sẽ tổng hợp và gửi đến bạn top 5 sản phẩm tốt nhất được người dùng bình chọn và đánh giá cao. (Số liệu được cung cấp bởi các trang thương mại điện tử: Shopee, Sendo, Tiki,…) 

1. Máy làm bánh mì Tiross

Có 2 dòng máy là Tiross TS821 và Tiross TS822 để bản có thể tham khảo

Máy làm bánh mì Tiross TS821 (sản phẩm đáng mua)

Máy làm bánh mì Tiross TS821
Máy làm bánh mì Tiross TS821
Giá bán Máy làm bánh mì Tiross TS821 hiện nay khoảng 1.300.000đ – 1.450.000đ – Tham khảo tại SENDO, SHOPEE

Trên thị trường hiện nay, Tiross TS821 đang là dòng sản phẩm máy làm bánh mì được nhiều hộ gia đình tin tưởng sử dụng nhất.

Sở hữu thiết kế khá gọn gàng, vỏ máy được làm từ chất liệu inox và hợp kim thép không gỉ sáng bóng, không những góp phần làm tăng vẻ sang trọng, độ thẩm mỹ cho không gian bếp của gia đình mà còn bền bỉ theo thời gian.

Được trang bị 12 chức năng làm bánh thông minh như bánh mì pháp, cổ điển, bánh ngọt, sandwich hay làm bột… cùng công suất hoạt động 600W tương đương với khối lượng bánh từ 700-900g, qua đó đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

Chế độ hẹn giờ chế biến bánh lên đến 13 tiếng cũng như giữ ấm liên tục trong thời gian đến 1 tiếng sau đó khi bánh đã chín. Bạn chỉ việc hẹn giờ vào 6 giờ tối hôm trước thì đến 6 giờ sáng hôm sau đã có một mẻ bánh mì nóng hổi, thơm ngon để dùng kèm với thị, trứng và xà lách rồi.

Đi kèm theo đó là 3 mức độ điều chỉnh màu sắc của vỏ bánh từ vàng nhạt cho đến đậm để người dùng lựa chọn theo sở thích cá nhân. Lòng nồi bên trong được tráng men chống dính cũng mang đến cho chúng ta dễ dàng hơn trong việc chùi rửa, vệ sinh.

Với giá bán khá ưu đãi khoảng 1.449.000đ cùng với thời gian bảo hành 12 tháng, Tiross TS821 là chiếc máy làm bánh mì mà bạn nên cân nhắc để lựa chọn cho gia đình mình.

Máy làm bánh mì Tiross TS822 – Có thể cân nhắc

Máy làm bánh mì Tiross TS822
Máy làm bánh mì Tiross TS822
Giá bán Máy làm bánh mì Tiross TS822hiện nay khoảng 1.800.000đ – 1.900.000đ – Tham khảo tại SENDO, SHOPEE

Ở phân khúc cao hơn tí xíu bạn cũng có thể cân nhắc một lựa chọn khác mang tên Tiross TS822. Nhìn chung thì về mặt chức năng, sản phẩm này có nhiều nét tương đồng với model Tiross TS821 bên trên.

Trong đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một số điểm giống nhau như cũng được tích hợp 12 chức năng làm bánh tiện dụng, 3 màu sắc bánh từ nhạt đến đậm hay chế độ hẹn giờ chế biến 13 tiếng và giữ ấm trong khoảng 60 phút sau đó.

Đặc điểm khác nhau lớn nhất phải đến từ thiết kế, Tiross TS822 sở hữu thân máy bằng inox bền bỉ cùng với tông màu đen mạnh mẽ và rất tinh tế, bên trong là lòng nồi chống dính cao cấp và có dung tích khoảng 3 lít.

Bên cạnh đó, công suất khá lớn lên đến 750W đáp ứng nhu cầu làm bánh với khối lượng tối đa là 0,7-1kg trong thời gian chỉ khoảng 30 cho đến 60 phút. Hệ thống màn hình hiển thị LCD rõ ràng và dễ thao tác được lắp đặt phía trên nắp máy.

2. Máy làm bánh mì Panasonic

Bạn có thể tham khảo dòng Máy làm bánh mì Panasonic PALN-SD-P104WRA

Máy làm bánh mì Panasonic PALN-SD-P104WRA
Máy làm bánh mì Panasonic PALN-SD-P104WRA
Giá bán Máy làm bánh mì Panasonic PALN-SD-P104WRAhiện nay khoảng 4.599.000đ – Tham khảo tại SENDO, SHOPEE

Panasonic PALN-SD-P104WRA được đánh giá là dòng sản phẩm máy làm bánh mì cao cấp nhất hiện nay được thương hiệu Panasonic tung ra thị trường. Đi kèm với rất nhiều công nghệ tiên tiến là một mức giá rất cao. Tuy chỉ được trang bị công suất hoạt động tương đối thấp chỉ khoảng 350W nhưng người dùng có thể tận dụng chế độ hẹn giờ thông minh kéo dài đến 13 tiếng, chỉ cần cho nguyên liệu vào máy buổi tối hôm trước là sáng hôm sau đã có một mẻ bánh để ăn sáng cùng gia đình.

Vốn là sản phẩm đa chức năng, Panasonic PALN-SD-P104WRA còn có thể được dùng để thay thế một chiếc nướng bánh chuyên dụng nhờ khả năng định lượng nguyên liệu hoàn toàn tự động. Bộ định lượng này sẽ tự động cắt nhỏ các loại hạt, ngũ cốc hay trái cây, đồng thời phân bổ chúng với bột bánh sao cho đều nhất.

Menu phong phú với 13 lựa chọn được tích hợp sẵn trong máy, bên trong động cơ là bộ cảm biến tự động điều chỉnh nhiệt độ theo nhiệt độ của môi trường. Một tiện ích ở Panasonic PALN-SD-P104WRA mà không nhiều sản phẩm có chính là chế độ lưu lại quy trình chế biến bánh tối đa 10 phút nếu chẳng may bị mất điện.

Thông tin chi tiết thêm về máy

  • Cảm biến nhiệt độ: Chương trình nướng bánh mì của Panasonic điều chỉnh mỗi chế độ theo nhiệt độ môi trường. Tổng thời gian nướng bánh của mỗi chương trình giống nhau, không tính điều kiện nhiệt độ.
  • Định lượng nguyên liệu tự động: Bộ định lượng men điều chỉnh lượng men tự động ở thời điểm thích hợp, giống như một chiếc máy nướng chuyên dụng. Bộ định lượng hạt khô cắt nhỏ các phần trái cây khô, hạt và ngũ cốc… Điều này giúp các nguyên liệu được phân bổ đều trong ổ bánh.
  • Chức năng hẹn giờ đến 13 giờ: Minh họa tính năng của bộ hẹn giờ kỹ thuật số. Bạn có thể đặt bật máy tự động tối đa 13 giờ để có thể làm bánh vào buổi tối và thưởng thức vào buổi sáng.
  • Kiểm soát chất lượng vỏ bánh: Bạn có thể điều chỉnh chọn màu vỏ bánh nhạt và vừa
  • Chức năng ghi nhớ khi mất điện: Nếu mất điện trong quá trình làm bánh, máy sẽ lưu lại bộ nhớ trong tối đa 10 phút và tiếp tục nướng khi có điện trở lại.
  • 13 thực đơn: 8 chu trình làm bánh ― bánh mì, bánh mì nhanh, bánh mì mềm mịn, bánh mì kiểu Pháp, bánh mì nguyên cám, bánh dứa, bánh mì gạo, bánh mì bột gạo. 3 chu trình làm bột bánh ― bánh mì bột nhão, đế bánh pizza và vỏ há cảo. 2 chu trình làm bánh nhanh― bánh sôcôla và bánh ngọt.

3. Máy làm bánh mì Zojirushi

Zojirushi vốn được biết đến như là thương hiệu đến từ Nhật Bản với lĩnh vực kinh doanh chính là các sản phẩm giữ nhiệt như bình nước giữ nhiệt, hộp cơm giữ nhiệt và nồi cơm điện tử.

So sánh máy làm bánh mì Panasonic với Zojirushi chúng ta có thể nhận thấy khá nhiều điểm chung, khi cả 2 thương hiệu này đều tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp đồng thời không có nhiều mẫu mã để lựa chọn.

Với Zojirushi nổi bật nhất chỉ có máy làm bánh mì Zojirushi BB-HAQ10-WZ. Sản phẩm này được sản xuất tại Trung Quốc có kiểu dáng đẹp, tông màu trắng sang trọng, chất liệu nhựa PP an toàn và có khả năng chế biến được rất nhiều loại bánh khác nhau một cách hoàn toàn tự động.

Giá bán từ 3 đến 5 triệu đồng nên bạn phải cân nhắc kỹ trước khi muốn bỏ ra một khoảng chi phí khá lớn để sở hữu.

4. Máy làm bánh mì Wmf Thương hiệu CHLB Đức

Máy làm bánh mì Wmf
Máy làm bánh mì Wmf
GIÁ THAM KHẢO 3.350.000Đ

Bạn chỉ cần đong nguyên liệu làm bánh theo các công thức có trên mạng, chọn chương trình loại bánh mì cần làm, độ giòn (màu bánh) bạn mong muốn, hẹn giờ, nhấn nút và chờ bánh mì nóng hổi ra lò. Thật đơn giản và tiện lợi cho bữa sáng mỗi ngày với bánh mì tự làm tại nhà!

  • Thiết kế 12 chương trình lựa chọn khác nhau: Bánh mì cổ điển, Bánh mì trắng, Bánh mì nguyên chất, Chương trình nhanh, Bánh mì ngọt, Gluten free, Chương trình siêu nhanh **, Chương trình bột nhào, Chương trình làm mứt, Bánh mì nướng, Bánh ngọt, Nướng.
  • Chức năng hẹn giờ , chương trình đặc biệt : bánh mì chào buổi sáng, hẹn giờ và khi thức dậy , bạn sẽ có bánh mì nóng để thưởng thức ngày mới.
  • Khay bột cho phép chế biến lượng bột nhiều hay ít mỗi mẻ chế biến 450gr hoặc 750gr.
  • Chức năng giữ ấm 60 phút sau khi bánh mì nướng hoàn thành.
  • Khay chứa bột chống dính do đó việc trộn bột , nướng và lấy bánh rất dễ dàng
  • Chân đế chống trượt.
  • Vỏ máy thép không gỉ , mạ Crommagan độc quyền của WMF.
  • Cửa sổ trong , và đèn LED chiếu sáng ngăn chứa bột , người sử dụng dễ dàng theo dõi được quá trình làm bánh
  • Màn hình điều khiển thiết kế rõ ràng, trang trí đèn LED hiện đại.

Thông số kỹ thuật:

  • Công suất: 450 W
  • Điện áp: 220V~50HZ
  • Nhà sản xuất: WMF Consumer điện GmbH MesserschmittstraBe 4.89343 Jettinges-Scheppach, Đức. Sản xuất tại nhà máy Trung Quốc.

5. Máy làm bánh mì Unold

Máy làm bánh mì Unold
Máy làm bánh mì Unold
Giá bán Máy làm bánh mì Unold hiện nay khoảng 2.900.000đ – 3.000.000đ – Tham khảo tại SENDO, SHOPEE

Ưu điểm

  • Máy hoàn toàn tự động
  • Chất liệu vỏ máy bằng kim loại cực kỳ sang chảnh, bền đẹp, khuôn phủ chống dính gốm cao cấp Whitford
  • Kích thước 37 x 25 x 34.5 cm
  • Công suất 460-545 W, nguồn điện 220-240 V~, 50 Hz Colour: Stainless steel/blackd8DVfRlavxFX53ivXJJg_simg_d0daf0_800x1200_max.jpg
  • Phụ kiện: Cốc đo lường, muỗng đo lường, móc, hướng dẫn sử dụng với công thức nấu ăn
  • Màn hình LCD được chiếu sáng bằng đèn riêng giúp quan sát quá trình làm bánh dễ dàng, bảng điều khiển cảm ứng, ổ đĩa thời gian, chân chống trượt ổn định và chức năng làm ấm lên đến xấp xỉ 60 phútQIaZfR870ruLTgZpGK6x_simg_d0daf0_800x1200_max.jpg
  • Có 13 chế độ làm bánh cơ bản bao gồm: bánh mì thông thường, bánh mì trắng (gối), bánh mì yến mạch, bánh mì nguyên cám, mứt, nhồi mà không nướng, nhồi làm mì sợi….Cài đặt sẵn với thời gian cho từng chế độ giúp bạn yên tâm cho ra những sản phẩm thực sự ngon .
  • Với 3 cấp độ nướng cho phép bạn thưởng thức từ nướng nhẹ, nướng vừa, nướng giòn để cho ra lớp vỏ bánh vàng ươm theo ý
  • Trong trường hợp mất điện ngắn hạn, mạch bảo vệ mất điện được kích hoạt – sau khi bị gián đoạn tối đa 20 phút1B7iBb3HGU9TVfxTHPsK_simg_d0daf0_800x1200_max.jpg
  • Có 2 kích cỡ cho bánh mỳ của bạn là tối đa 1 kgs và thấp hơn là 500g
  • Có chỉ báo kèm sản phẩm tự động : trong quá trình trộn bột sẽ có báo tiếng ” bíp” để giúp bạn cho thêm gia vị vào sản phẩm nếu muốn
  • Chế độ hẹn giờ tối đa 13 tiếng nên bạn yên tâm thưởng thức món bánh mỳ nóng hổi vào sáng sớm thức dây khi trươc mỗi tối bạn lên lịch làm bánh

Có nên mua máy làm bánh mì không?

Có nên mua máy làm bánh mì không? Dưới đây là một số lý do vì sao nên mua máy làm bánh mì, bạn có thể cân nhắc trước khi đưa ra quyết định:

Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm: Tự làm bánh ở nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chọn mua nguyên liệu sạch, có xuất xứ rõ ràng cũng như chắc chắn rằng quá trình nấu nướng diễn ra trong điều kiện sạch sẽ, thoáng mát, hợp vệ sinh. Nỗi lo về an toàn vệ sinh thực phẩm của các bà nội trợ là có thể hiểu được bởi vì chúng ta không thể biết được quy trình, nguyên liệu, máy móc làm bánh tại các cửa hàng có đủ đảm bảo hay không.

Đa dạng món nấu: Việc có một chiếc máy làm bánh mì cũng sẽ giúp các bà nội trợ linh hoạt hơn trong khi chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Ngoài bột làm bánh mì, người dùng có thể sử dụng máy để nhào bột làm bánh ngọt, bánh mì baguette Pháp, bánh quy, bánh bao, pizza, bánh donut, hotdog hay bột để làm mì sợi, mì pasta.

Tiết kiệm thời gian, công sức: Rõ ràng rằng, sự trợ giúp của các loại máy thông minh sẽ giảm bớt sức người và tiết kiệm thời gian hiệu quả. Máy làm bánh mì cũng vậy, các khâu làm bánh đều được diễn ra tự động, bạn sẽ không cần phải chạm tay vào bột trong suốt quá trình chuẩn bị. Không những thế, với chiếc máy này, mọi thành viên trong nhà bạn đều có thể thao tác nhanh gọn để làm ra một ổ bánh mì thơm ngon, bổ dưỡng.

Vệ sinh, dọn dẹp nhanh chóng: So với các công đoạn làm bánh mì thủ công, làm bánh với máy sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong việc dọn dẹp, bạn chỉ cần ngâm, rửa duy nhất lồng nướng trong máy và lau qua bề mặt, lòng máy bằng khăn ẩm là xong.

Cách dùng máy làm bánh mì?

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng đi theo máy cho chính xác nhưng về cơ bản bạn sẽ không phải làm gì cả mà chỉ cần cho nguyên liệu vào thôi, mọi chức năng khác máy sẽ tuần tự làm.

  1. Nhào bột: Bạn chỉ cần cho nguyên liệu vào, máy sẽ tự động thực hiện việc nhào bột, trộn đều cho đến khi hình thành khối bột mềm mịn.
  2. Ủ bột: Sau khi hoàn thành quá trình nhào bột, máy sẽ chuyển sang chế độ ủ để bột nở ra. Ủ bột tự động bằng máy sẽ đem lại cho bạn hiệu quả tối đa, không lo bị hỏng do để nhiệt độ không phù hợp.
  3. Nướng bánh: Công đoạn cuối cùng trước khi cho ra một mẻ bánh thơm ngon đó là nướng bánh. Máy làm bánh mì có chế độ cho phép lựa chọn độ non/già của vỏ bánh từ vàng nhạt đến nâu đậm để đáp ứng sở thích của từng người.
  4. Làm mứt: Đây là một chức năng mở rộng của máy làm bánh mì, bạn chỉ cần cho nguyên liệu đã xay hoặc cắt thái theo nhu cầu, thêm đường, nước vào máy rồi khởi động, máy sẽ tự tiến hành quá trình quấy và nấu mứt.

Lời kết

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về máy làm bánh mì và đã trả lời được câu hỏi “máy làm bánh mì loại nào tốt” để có thể tự mình mua một chiếc phù hợp nhất với cá nhân và gia đình.

Xem thêm

  • 18 Công thức sữa chua ngon mịn
  • Máy làm sữa chua loại nào tốt
  • Hướng dẫn lựa chọn máy xay sinh tố tốt nhất, giá rẻ nhất
  • Máy lọc không khí Xiaomi loại nào tốt?
  • Nồi cơm tách đường dành cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *